Phone: 0243 652 4421 | Hotline: 0975 160 370

Mua van thủy lực ở đâu? Cách chọn van phù hợp với ứng dụng

12/10/2021 08:00 +07 - Lượt xem: 21112

Van thủy lực là một thành phần quan trọng quyết định đến hướng của dòng chảy chất lỏng trong hệ thống thủy lực. Chúng có nhiều loại,...

Van thủy lực là một thành phần quan trọng quyết định đến hướng của dòng chảy chất lỏng trong hệ thống thủy lực. Chúng có nhiều loại, mỗi loại lại đảm nhận một chức năng khác nhau giúp mang lại một hệ thống thủy lực vận hành đúng mong muốn của khách hàng.

Van thủy lực là gì? Nguyên lý hoạt động

Định nghĩa

Van thủy lực là thiết bị cơ khí được sử dụng để điều chỉnh dòng chảy của chất lỏng trong một mạch hoặc hệ thống thủy lực. Chúng có thể được sử dụng để đóng hoàn toàn một dòng chảy, để chuyển hướng chất lỏng có điều áp hoặc để kiểm soát mức độ dòng chảy đến một khu vực nhất định. 

Được thiết kế theo nhiều kiểu dáng, các van này có thể được điều khiển bằng tay hoặc tự động, bằng kích hoạt vật lý, cơ học, khí nén, thủy lực hoặc điện. Chúng có khả năng chịu được áp suất chất lỏng, vì bản chất của nhiều hệ thống thủy lực sẽ đòi hỏi áp suất cao lên đến 3.000 psi hoặc hơn. 

Vì lý do này, van thường được làm bằng thép, sắt hoặc các kim loại khác có đủ độ bền để chịu được hoạt động liên tục trong điều kiện có áp suất.

Nguyên lý hoạt động

Tất cả các van đều có chức năng điều khiển, phân phối chất lỏng, áp suất trong hệ thống để đáp ứng một yêu cầu cụ thể của người dùng. Chúng sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý chung: cho hoặc không cho chất lỏng thủy lực đi qua. Tùy theo cấu trúc của các van mà cách thức cho chất lỏng đi qua sẽ khác nhau. Điều này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn ở các nội dung sau.

Cấu tạo và các ký hiệu của van thủy lực

Để hiểu được bản vẽ kỹ thuật của một hệ thống thủy lực, hãy chắc chắn bạn biết hết các ký hiệu của chúng cũng như cấu tạo của chúng nhé!

Ký hiệu và cấu tạo của van an toàn

ky-hieu-va-cau-tao-van-an-toan

van-thuy-luc-an-toan-atos

Ký hiệu và cấu tạo của van giảm áp

ky-hieu-va-cau-tao-van-giam-ap

van-giam-ap-atos

Ký hiệu và cấu tạo của van cân bằng

ky-hieu-va-cau-tao-van-can-bang

Ký hiệu và cấu tạo của van tuần tự

ky-hieu-va-cau-tao-van-tuan-tu

Ký hiệu và cấu tạo của van xả tải

ky-hieu-va-cau-tao-van-xa-tai

Ký hiệu và cấu tạo của van tiết lưu cố định

ky-hieu-va-cau-tao-van-tiet-luu-co-dinh

Ký hiệu và cấu tạo của van tiết lưu điều chỉnh lưu lượng

ky-hieu-va-cau-tao-van-tiet-luu-dieu-chinh-luu-luong

Ký hiệu và cấu tạo của van tiết lưu một chiều

ky-hieu-va-cau-tao-van-tiet-luu-mot-chieu

Ký hiệu và cấu tạo của van một chiều

ky-hieu-va-cau-tao-van-mot-chieu

van-thuy-luc-mot-chieu-atos

Sơ đồ mạch chứa các ký hiệu van thủy lực

so-do-mach-van-thuy-luc

Các loại van thủy lực

Để có thể tạo ra một hệ thống thủy lực hoạt động hiệu quả, hãy hiểu về van thật sâu sắc. Điều này hoàn toàn đúng vì mỗi loại van lại mang lại cho chúng ta một “phản ứng” khác nhau.

Trên thị trường hiện đang có hàng trăm loại nhưng chúng đều có thể được xếp vào 3 loại chính sau:

  • Van điều khiển hướng
  • Van điều khiển áp suất
  • Van điều khiển dòng chảy

Van điều khiển hướng

Giống như cái tên của nó, van thủy lực thuộc nhóm này có chức năng điều khiển hướng của dòng chất lỏng. Một trong những loại van điều khiển hướng bắt buộc phải có trong hệ thống thủy lực đó là van thủy lực một chiều.

van-dieu-khien-huong

Van thủy lực một chiều sẽ thực hiện nhiệm vụ điều hướng dòng chảy đi theo 1 chiều nhất định, không cho dầu chảy theo hướng ngược lại, giảm thiểu tối đa sự cố cho bơm. 

Không những vậy, van thủy lực một chiều còn mang đến lợi ích khác cho hệ thống đó là khi bơm bị tụt áp, van 1 chiều sẽ được lắp đặt tại vị trí trước bơm, ngăn chặn hiệu quả dòng dầu về bơm, không để hỏng hóc nặng hơn. Van này còn hạn chế sự rò rỉ trên đường ống dẫn lưu chất, tránh tổn thất áp và lưu lượng dầu.

Đặc điểm chung của van thủy lực 1 chiều là đều được thiết kế đơn giản, nhỏ gọn và không cồng kềnh, thuận tiện cho lắp đặt trên các hệ thống ống dẫn. Van thủy lực 1 chiều được chia thành 2 loại đó là: 

  • Van dạng cửa xoay dùng cho các ống dẫn lưu chất nhiều lớp.
  • Van dạng trượt chuyên dùng cho ống dẫn dầu dầu nằm ngang.

Ngoài loại van thủy lực 1 chiều thì trong nhóm van thủy lực điều hướng còn có sự góp mặt khá phổ biến của các loại van khác như: Van thủy lực 3/2, Van thủy lực 4/2, Van thủy lực 4/3. Chúng được gộp chung lại là van phân phân phối, rất quan trọng trong hệ thống thủy lực.

Van điều khiển áp suất

Kiểm soát được áp suất trong hệ thống thủy lực là vô cùng quan trọng. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể dẫn đến những hậu quả khôn lường. Và nhiệm vụ đặc biệt quan trong này được đảm nhận bởi các van điều khiển áp suất.

Van an toàn là cái tên thân thuộc nằm trong nhóm này và nó cũng là loại van bắt buộc phải có trong một hệ thống thủy lực.

Van an toàn là một thiết bị thủy lực bảo vệ cho sự an toàn, ổn định của cả hệ thống thủy lực cũng như trạm nguồn thủy lực khỏi áp suất cao. Người ta sẽ cài đặt mức áp suất giới hạn lớn nhất của mạch để hệ thống không bị quá áp.

Ở trạng thái bình thường, các van an toàn sẽ luôn luôn đóng. Khi áp suất tăng cao, đạt mức cài đặt thì van sẽ mở cửa để dòng chất lỏng chảy về thùng chứa. Lúc này, áp suất sẽ giảm. Chính vì thế mà nhiều nơi gọi nó là van tràn thủy lực, van xả tràn. Song song với chức năng giảm áp thì van này còn giúp hiệu suất làm việc của trạm nguồn thủy lực đạt yêu cầu.

Một số loại van điều khiển áp quan trọng khác phải kể đến như:

  • Van giảm áp thủy lực: Giống như cái tên của nó, chức năng duy nhất của loại van này là làm giảm áp suất từ nguồn cấp để phục vụ cùng một lúc nhiều thiết bị khác nhau. Đây là điểm mấu chốt giúp ta phân biệt van giảm áp và van an toàn.
  • Van cân bằng thủy lực: Nhiệm vụ của loại van này là tạo ra một áp suất đối xứng với sao cho cân bằng với trọng tải để ngăn chặn sự dịch chuyển khi mạch nghỉ.
  • Van tuần tự thủy lực: Với những yêu cầu thiết lập một hệ thống thủy lực hoạt động có tuần tự, các cơ cấu chấp hành hoạt động trước sau theo ý muốn riêng thì cần sử dụng loại van này. 

Van điều khiển dòng chảy

Hay còn gọi là van tiết lưu. Đây là loại van bắt buộc phải có thứ 3 trong bất kỳ hệ thống thủy lực nào. Chức năng của nó là điều khiển dòng lưu chất qua van, đáp ứng nhu cầu làm việc của các thiết bị trong hệ thống hoặc bộ nguồn thủy lực.

van-dieu-khien-dong-chay-atos

Van tiết lưu hoạt động với 2 chu trình: giảm hoặc tăng độ mở tại vị trí điều chỉnh thông qua 1 trục vít vặn. Nếu độ mở ngày càng lớn thì lưu lượng qua van càng nhiều và ngược lại với độ mở nhỏ thì lưu lượng dòng chất lỏng đi qua càng ít. 

Với van này, người dùng có thể điều chỉnh được tốc độ của Xy lanh hoặc các bộ truyền động thủy lực. Áp suất trước điểm điều chỉnh và áp suất sau điểm điều chỉnh sẽ chênh lệch và người ta gọi đó là độ giảm áp suất. Thông qua con số này mà người ta xác định được tốc độ dòng chảy qua van điều khiển dòng chảy tại 1 giá trị đã được cài đặt trước đó.

Cách lựa chọn van thủy lực phù hợp

Thế giới về van thủy lực phong phú và đa dạng như vậy thì làm sao có thể chọn lựa được loại phù hợp với nhu cầu của mình? Có 4 yếu tố để bạn căn cứ đưa ra được loại van thích hợp nhất:

  • Loại van nào cần thiết cho nhu cầu

Như đã đề cập ở trên, bạn cần xác định bạn cần loại van điều khiển hướng, điều khiển áp suất hay điều khiển dòng.

Trên mỗi 1 thiết bị đều sẽ được hiển thị đầy đủ model, hãng sản xuất, các sơ đồ đơn giản. Dựa trên các thông tin này mà người dùng có thể xác định được kiểu điều khiển van. Những van điện từ thủy lực sẽ tối ưu hóa và phù hợp với những hệ thống lớn, hoạt động liên tục hơn là các van cơ điều khiển bằng chân hoặc tay.

  • Các thông số về áp suất của van

Có 2 thông số mà bạn cần tìm hiểu là áp suất làm việc và áp suất max (áp suất phá hủy). Thông thường, các thông số này sẽ được cung cấp trong các catalog sản phẩm. Việc định tính áp suất của van cần phải dựa trên áp suất vận hành của hệ thống.

  • Thông số về kích thước

Kích thước của van sẽ ảnh hưởng rất lớn đến dòng lưu lượng qua van. Chúng ta nên dựa vào vận tốc để chọn kích thước. Kích thước van càng lớn thì trọng lượng van càng nặng nên cần phải chú ý để cân nhắc sao cho phù hợp nhất.

  • Giá bán, hãng van, đơn vị phân phối.

Các sự cố hay gặp của van thủy lực

Áp suất thất thường hoặc giảm áp, có tiếng kêu bất thường, xuất hiện rò rỉ … là những sự cố thường gặp trong rất nhiều những hỏng hóc mà van thủy lực có thể mắc phải. Trên thực tế, mỗi một loại van sẽ có những sự cố điển hình mà người vận hành hệ thống phải nắm rõ trong lòng bàn tay.

Ví dụ với loại van tuần tự thủy lực, khi xảy ra sự cố van này không chạy đúng so với mong muốn thì chúng ta cần xem xét các vấn đề sau:

  • Lắp đặt không đúng.
  • Điều chỉnh không phù hợp.
  • Lò xo bị gãy.
  • Vật thể lạ nằm trên bệ pit tông hoặc trong các lỗ thoát nước.
  • Vòng đệm bị rò rỉ hoặc bị hỏng.
  • Đường thoát nước đã bị lấp kín.
  • Nắp van không được vặn chặt hoặc lắp sai.
  • Pít tông van bị mòn hoặc bị thủng.
  • Các bộ phận chuyển động bị phủ nhiều tạp chất dầu (do quá nhiệt hoặc sử dụng dầu không phù hợp).

Mua van thủy lực ở đâu tốt?

Một nơi bán van thủy lực tốt là nơi thỏa mãn được 3 yếu tố:

  • Cung cấp đa dạng chủng loại, xuất xứ, phẩm cấp và đầy đủ các loại van.
  • Có chính sách bảo hành rõ ràng, có tính cam kết với chất lượng sản phẩm.
  • Có khả năng tư vấn lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người mua.

Thái Sơn là một chuyên gia về thủy lực và là nhà phân phối chính thức của nhiều thương hiệu van thủy lực nổi tiếng thế giới như ATOS, GEMELS, STAUFF… Các sản phẩm van thủy lực có chất lượng tốt nhất đều được tìm thấy ở đây với mức giá hợp lý. 

Đi kèm với đó là chính sách hậu mãi đảm bảo cho khách hàng yên tâm sử dụng. Với nhiều năm kinh nghiệm thiết kế hệ thống thủy lực quy mô lớn, chúng tôi tự tin có thể mang lại cho bạn những tư vấn tốt nhất để lựa chọn loại van thủy lực phù hợp.

 




Bài xem nhiều