Van thủy lực có tác dụng điều khiển hướng của dòng môi chất nhằm mục đích điều khiển chuyển động của hệ thống cơ cấu chấp hành. Có rất nhiều loại van thủy lực như van áp suất van phân phối, van tiết lưu… nhưng khi nói tới van thủy lực 4/3, van thủy lực 4/2, Van thủy lực 3/2…thì đây là một dạng của van phân phối (Van đảo chiều).
Van phân phối dùng để đóng mở các ống dẫn để khởi động các cơ cấu biến đổi năng lượng, dùng để đảo chiều các cơ cấu chấp hành
Để rõ hơn về các loại van thủy lực trên thì cùng tìm hiểu điều này với chúng tôi qua bài viết này nhé!
Van thủy lực 2/2, 3/2, 4/2, 4/3 là gì?
Thực chất kí hiệu vậy để chúng ta biết được số vị trí và số cửa làm việc của van
- Số vị trí: là số định vị con trượt của van. Thông thường van phân phối có 2-3 vị trí. Trong những trường hợp đặc biệt số vị trí có thể nhiều hơn
- Số cửa: Là số lỗ để dẫn dầu vào hay ra. Số cửa van phân phối thường là 2,3,4,5 phụ thuộc vào yêu cầu làm việc thực tế
Trong trường hợp này khi chưa nhấn nút thì 2 đường dầu bị đóng, khi nhấn nút 2 đường dầu sẽ nối thông nhau, dầu từ đường P sẽ chảy lên đường T
Các kí hiệu thường ghi trên van phân phối chúng ta thường gặp là P,T,A,B,L, có ý nghĩa cụ thể:
- Đường P là kí hiệu cho đường đẩy hay còn gọi là đường dầu từ bơm lên (PUMP)
- Đường T là kí hiệu cho đường dầu hồi hay còn gọi là đường dầu chảy về thùng (Tank)
- Đường A, B là kí hiệu cho đường dầu đi vào các cơ cấu chấp hành dùng để điều chỉnh điều khiển
- Đường L thường kí hiệu là đường rò rỉ của thiết bị
Tương tự như vậy:
Có thể bạn chưa biết
Van thủy lực 4/3 là loại van điều khiển hướng thông dụng nhất hiện nay.
Phân số 4/3 ở loại van này có ý nghĩa thiết bị có 4 cửa dầu lần lượt là:
- 1 cửa vào từ bơm P
- 1 cửa xả T
- 2 cửa làm việc A và B.
Trong đó, T là cửa xả dầu hết năng lượng để về thùng chứa. P là cửa dầu từ nguồn bơm. Còn cửa A và B sẽ tùy thuộc vào vị trí làm việc của trục van mà dầu sẽ đi từ cửa P vào cửa A hay cửa hoặc dầu hồi về cửa T thông qua cửa A hay cửa B.
Số 3 trong loại van này mang ý nghĩa thiết bị có 3 vị trí: Trái, giữa và phải.
Nguyên lý hoạt động của van thủy lực 4/3
Ở trạng thái 1, lò xo trong van đẩy lõi van về vị trí giữa. Cửa P và T đóng nghĩa là dầu sẽ không được cấp và xả và xi lanh sẽ không chuyển động. Ở trạng thái 2 và trạng thái 3 khi lõi van được lò xo đẩy về phía bên trái hoặc phải, các cửa van sẽ được nối với nhau. Tùy vào đó là ở bên trái hay phải mà hành trình dầu trong van sẽ được cấp lên cơ cấu hay chảy về thùng chứa.
Người ta sẽ phân chia van 4/3 thành các loại dựa trên trạng thái ở giữa (Vị trí 0). Đó là van 4/3 khi lõi ở vị trí trung gian cửa P và T đóng, van 4/3 khi lõi ở vị trí giữa có cửa T và P mở.
Ví dụ như trong 1 số hệ thống cần tránh tăng áp suất đường hút thì dầu phải được bơm lên P và tới cửa A để về bể nên cần loại van 4/3 có cửa P,T mở. Nếu người dùng muốn xi lanh đứng yên khi nâng hoặc cẩu vật nặng lên cao thì chắc chắn nên dùng van 4/3 có cửa P,T đóng.
Ngoài những loại van điều khiển hướng có nhiều cửa kể trên, chúng ta còn một số loại khác như van thủy lực 5/2, van thủy lực 5/3.
Tùy theo nhu cầu điều khiển cơ cấu truyền động mà khách hàng có thể lựa chọn loại van có số cửa, số vị trí phù hợp.
Các dạng điều khiển của van thủy lực
Khi chọn van phân phối thủy lực ta cần quan tâm đến các dạng điều khiển của chúng. Loại tín hiệu tác động lên van thủy lực được biểu diễn 2 phía, bên trái và bên phải của kí hiệu:
Còn một vấn đề nữa, chúng tôi mong các bạn hết sức lưu ý là điện áp điều khiển. Thông thường trong hệ thống công nghiệp ta thường sử dụng điện áp 24v và 220V. Nhưng 24V được dùng nhiều hơn cả vì tính an toàn của nó. Còn trên các máy công trình, xe chuyên dụng ta lại dùng loại điện áp 12V vì tính tiện dụng.
Việc sử dụng van thủy lực nào phụ thuộc vào mong muốn của bạn với hệ thống thủy lực. Để có thể thiết kế được một hệ thống thủy lực làm việc đạt công suất như yêu cầu, hãy tham khảo ý kiến, lắng nghe tư vấn của các đơn vị cung cấp thủy lực uy tín.
Cần tư vấn, hỗ trợ mua hàng hoặc kĩ thuật, vui lòng liên hệ để biết thêm thông tin chi tiết!
☎️Liên hệ: 0975 160 370 – Mr Nhâm
?Email: [email protected]