BÍ QUYẾT GIÚP BẠN CHỌN ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT PHÙ HỢP

Thái Sơn hydraulic cung cấp các loại thiết bị đo kiểm tra áp: đồng hồ đo áp suất, test point, test hose. Chi tiết liên hệ: 024.36524421

Đồng hồ đo áp suất được sử dụng rất nhiều trong các hệ thống thủy lực với mục đích giám sát hệ thống có đang hoạt động đủ công suất yêu cầu hay không.

Các thông số mà đồng hồ đo áp đưa ra cũng là một cách để chuẩn đoán các lỗi mà hệ thống thủy lực đang gặp phải.

Đồng hồ đo áp suất
                                    Đồng hồ đo áp suất
  1. Thang đo

Thông số này vô cùng quan trọng, nếu bạn chọn sai, đồng hồ của bạn có thể chỉ sử dụng được chưa đến 5 phút.

https://phukienthuyluc.vn/wp-content/uploads/2019/04/dong-ho-do-ap-suat.png

Để xác định đúng thang đo cần mua, bạn phải biết áp suất sử dụng của bạn là bao nhiêu và thang đo phải được chọn cao hơn từ 1.5 đến 2 lần so với áp suất sử dụng.

Ví dụ: Áp suất sử dụng của bạn là 250kg/cm2, bạn có thể mua loại 0- 400kg/cm2 hoặc 0-500kg/cm2.

  1. Vật liệu

Biết cách chọn vật liệu chính xác, giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo trì, bảo dưỡng rất nhiều.

https://phukienthuyluc.vn/wp-content/uploads/2019/04/dong-ho-vat-lieu-inox.png

Nếu bạn chỉ đo áp suất nước hay áp suất khí: bất kỳ đồng hồ nào với mọi vật liệu (chỉ cần đáp ứng được thang đo) bạn hoàn toàn dùng được cho ứng dụng của bạn.

Tuy nhiên, đồng hồ đo áp suất bằng Inox toàn bộ sẽ đắt hơn nhiều so với vật liệu đồng thau.

Lời khuyên: Nếu bạn đo áp suất khí lắp đặt trong nhà, bạn chỉ cần chọn đồng hồ với vỏ bằng sắt, ống bourdon bằng đồng thau (loại này tiết kiệm chi phí nhất).

Nếu bạn đo áp suất khí hoặc nước lắp đặt ngoài trời, có thể bị hơi ẩm hoặc bụi xâm nhập vô đồng hồ, bạn nên chọn loại có IP 65 trở lên như vỏ bằng Inox, ống bourdon bằng đồng thau có cấp bảo vệ cao hơn, giúp đồng hồ của bạn gia tăng tuổi thọ đáng kể.

Trong các trường hợp đo áp suất cao như áp suất thủy lực hay trong các điều kiện  môi trường tương đối khắc nghiệt, bạn nên chọn đồng hồ áp suất dùng inox toàn bộ, cấp bảo vệ cao hơn là IP 68, bảo vệ đồng hồ tốt hơn và gia tăng tuổi thọ, giảm chi phí bảo trì, bảo dưỡng.

Trường hợp bạn đo áp suất hóa chất ăn mòn, bạn phải am hiểu về tốc độ ăn mòn kim loại của 1 số chất để lựa chọn vật liệu phù hợp.

Ví dụ: 

– Đối với hóa chất như nước muối, xút, bạn chỉ cần dùng vật liệu Inox.

– Đối với hóa chất là axit, Bạn nên dùng loại có thêm lớp PTFE bao bọc phần tiếp xúc trực tiếp.

– Đối với hóa chất là Clo có tính oxi hóa mạnh: vật liệu thích hợp nhất là Tantalum (loại vật liệu này khá đắt tiền).

Ngoài ra, còn nhiều loại vật liệu đồng hồ áp suất khác nhau: Hastelloy C, Monel…

  1. Đường kính mặt đồng hồ.

Thông số này không quan trọng lắm, đối với các ứng dụng cần theo dõi áp suất thường xuyên, bạn nên chọn loại có mặt số lớn như 100mm hoặc 150mm giúp người vận hành dễ đọc.

https://phukienthuyluc.vn/wp-content/uploads/2019/04/kich-thuoc-tieu-chuan-cua-dong-ho-thuy-luc.png

  1. Độ chính xác:

Độ chính xác càng cao càng đắt tiền.

Độ chính xác thông thường: 2%, 1.6%, 1%, 0.5%, 0.25%, 0.1% .

Đo áp suất bơm, máy nén không yêu cầu cao về độ chính xác, bạn có thể chọn loại có độ chính xác 2% hoặc 1.6% .

  1. Kiểu kết nối:

Đây là đặc điểm cần quan tâm nếu như bạn không muốn phải hàn, cắt, thay đổi  đường ống kết nối sẵn có trong hệ thống của bạn.

Đối với kết nối ren có các chuẩn thông dụng sau: 1/4″ (ren 13mm), 3/8 ” (ren 17mm), 1/2″ (ren 21mm).

Một số kiểu kết nối phổ biến như sau : Chân sau, chân đứng, chân đứng có vành kết nối mặt, chân sau có vành kết nối mặt…

https://phukienthuyluc.vn/wp-content/uploads/2019/04/cac-kieu-lap-dat-cua-dong-ho-thuy-luc.png https://phukienthuyluc.vn/wp-content/uploads/2019/04/dong-ho-thuy-luc-dang-mat-bich.png

Ngoài ra còn có các kiểu kết nối đặc biệt khác: Kết nối mặt bích DN25, DN50, kết nối Clamp cho thực phẩm, kết nối Coupling cho các nhà máy bia…

Đánh giá

Chưa có đánh giá nào.

Hãy là người đầu tiên nhận xét “BÍ QUYẾT GIÚP BẠN CHỌN ĐỒNG HỒ ĐO ÁP SUẤT PHÙ HỢP”

.
.
.
.