Van thủy lực là thiết bị dùng để điều chỉnh, điều khiển dòng chất lỏng (thường là dầu thủy lực) trong hệ thống thủy lực của bạn thông qua phương pháp đóng mở hoặc thay đổi hướng của chất lỏng. Hệ thống thủy lực chỉ có thể hoạt động – theo yêu cầu – bằng cách sử dụng van một cách chính xác và hợp lí. Vì vậy, bạn phải luôn tìm đúng loại van thủy lực để phục vụ cho mục đích của mình.
Kích thước van được xác định bởi lưu lượng tối đa của hệ thống thủy lực qua van và áp suất tối đa của hệ thống.
Van thủy lực có nhiều kích cỡ khác nhau và theo nhiều tiêu chuẩn quốc tế. Van thủy lực có sẵn với nhiều kiểu lắp đặt: ví dụ như lắp trong đường ống, kết nối ren như van cartridge, van xếp chồng (lắp đế phụ) hay van lắp mặt bích. Van thủy lực được chia làm 3 loại chính: Van điều khiển hướng, van điều khiển áp suất, van điều chỉnh lưu lượng.
Van điện từ thủy lực được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp như sản xuất, hàng không vũ trụ, xây dựng và nhiều ngành khác yêu cầu hệ thống thủy lực.
Van điều khiển hướng (Van phân phối thủy lực)
Một trong những thành phần cơ bản nhất của bất kỳ hệ thống thủy lực nào là van phân phối
Van phân phối có thể điều khiển khởi động, dừng và thay đổi hướng dòng chảy của môi chất có áp suất (tức là dầu thủy lực). Van thủy lực điều khiển hướng có 2 dạng chủ yếu là dạng popet và dạng con trượt.
Van phân phối dạng con trượt được dùng phổ biến hiện nay trong các dây chuyền điều khiển tự động
Van phân phối có thể điều khiển dễ dàng bằng các tác động như điện, cơ khí thủy lực và khí nén. Để lựa chọn loại van này ta cần quan tâm đến các thông số cơ bản
- Ứng dụng sử dụng van
- Áp suất van
- Kích cỡ van
- Tiêu chuẩn lắp đặt
- Sơ đồ nguyện lí
- Điện áp hoạt động
2 – Van điều khiển áp suất
Van điều khiển áp suất (Pressure Control Valve) đây là loại van thường dùng trong các hệ thống thủy lực áp lực cao. Van có tác dụng điều chỉnh áp suất của hệ thống, để đảm bảo hệ thống hoạt động đúng mức và ổn định đúng yêu cầu.
Các loại van điều khiển áp suất thường dùng đó là: Van an toàn và van giảm áp. Thái Sơn cung cấp đầy đủ các loại van điều khiển áp suất với lưu lượng lên tới 150 lít/phút và áp suất lên tới 420 bar.
2.1 – Van an toàn
Với van an toàn nguyên lí hoạt động của chúng tương đối đơn giản.
Khi áp lực của hệ thống hoạt động vượt quá áp suất định mức của van. Khi đó van an toàn sẽ từ động mở ra và luôn giữ được áp suất định mức của hệ thống. Thông thường van này có hai cửa dầu: một cửa nối với nguồn cấp/gây ra áp suất; cửa kia nối về thùng chứa để xả bỏ dầu về thùng chứa.
2.2 – Van tuần tự
Về bản chất và ký hiệu, van tuần tự không khác gì van an toàn nhưng nó có cách thức sử dụng cho mục đích khác. Người ta hay sử dụng van này như một van thường đóng NC để làm thay đổi áp suất làm việc ở hai nhánh làm việc khác nhau. Tức là sẽ có một áp suất chênh giữa hai nhánh làm việc trong cùng một hệ thống được gây ra bởi van tuần tự.
Khác với van an toàn, cửa dầu ra của van (cửa A) không nối với thùng dầu chứa mà nó được nối với mạch làm việc thứ hai.
Hãy xem xét một ví dụ đơn giản như sau: một máy khoan cần có hai cơ cấu xy lanh. Xy lanh A dùng để kẹp chặt chi tiết khoan còn xy lanh B sẽ chỉ đè đầu mũi khoan xuống khi chi tiết đã kẹp chặt.
Ví dụ trên đã sử dụng van tuần tự được đặt ở 50 bar cho xy lanh B. Do đó khi van phân phối bắt đầu cấp dầu, xy lanh A sẽ thò ra kẹp chi tiết trước và chỉ khi nó đã kẹp rồi, áp suất hệ thống tăng lên quá 50 bar mới mở để xy lanh B đi xuống.
2.3 – Van giảm áp
Van giảm áp được xem như là van thường mở NO vì lấy tín hiệu điều khiển từ phía cửa dầu ra để cấp ra một áp suất nhỏ hơn áp suất nguồn cấp. Như vậy, van này được sử dụng khi muốn trích ra một áp suất nhỏ hơn áp suất làm việc cho một mục đích khác.
Cũng áp dụng vào ví dụ trên, ta chỉ cần lắp một van giảm áp vào trước xy lanh A để đưa ra nguồn 50 bar cho mục đích kẹp.