Trong bất kỳ máy thủy lực nào, ống thủy lực là thành phần quan trọng nên việc lựa chọn ống thủy lực sao cho phù hợp được rất nhiều người quan tâm. Mặc dù máy bơm, bộ truyền động, van và cơ cấu chất lỏng cũng là những bộ phận trung tâm của máy móc, nhưng chúng sẽ không thể thực hiện vai trò của mình nếu không có ống thủy lực thích hợp hoạt động. Việc lựa chọn ống thủy lực phải được thực hiện với sự tính toán và cân nhắc một cách cẩn thận khi thiết kế một hệ thống thủy lực mới hoặc thay thế các dây thủy lực đã hỏng
Không cần phải hình dung nhiều, sự cố về nổ, bục ống thủy lực luôn là một sự cố rất tai hại. Trong trường hợp tốt nhất, sự cố về đường ống dẫn có thể dẫn tới tình trạng máy móc phải dừng hoạt động, dầu thủy lực bị thất thoát mất kiểm soát làm ô nhiễm môi trường và tệ hơn người vận hành có thể bị thương nặng hoặc thậm chí thiệt mạng.
Giá thành là tiêu chí luôn khiến mỗi con người chúng ta dễ dàng lựa chọn nhưng điều đó lại chính là nguyên nhân gây ra các rủi ro các bạn hãy nhớ rằng tính an toàn và thời gian sử dụng lâu dài mới quyết định hiệu quả bền vững cho bất kì doanh nghiệp nào. Bởi vậy, Thái Sơn xin phép dành thời gian để viết chi tiết về bài viết này:
5 tiêu chí giúp bạn chọn ống thủy lực phù hợp
Cho dù bạn đang thay thế một ống hiện có hay lắp đặt một hệ thống mới thì bạn đều phải quan tâm các yếu tố về áp suất, kích thước ống, chiều dài chính xác, đầu nối đi kèm và các đặc tính vật liệu phù hợp cho ứng dụng của bạn
#1. Chọn ống thủy lực căn cứ trên áp suất hệ thống
Áp suất hệ thống luôn là yếu tố quan trọng nhất khi lựa chọn một ống thủy lực. Bạn phải chắc chắn biết được áp suất làm việc của hệ thống, kể cả những lúc áp suất làm việc tăng đột ngột. Áp suất đó phải nhỏ hơn áp suất định mức của dây dẫn. Áp suất làm việc trên ống thủy lực thường được ghi theo đơn vị bar (Mpa), một số hãng còn có thêm cả áp suất phá hủy hay áp suất nổ, áp suất này thường lớn hơn rất nhiều so với áp suất làm việc và luôn được ghi sau áp suất làm việc
Ống thủy lực được sản xuất theo rất nhiều tiêu chuẩn. Sau đây là một số tiêu chuẩn phổ biến hơn cả:
- SAE (Hiệp hội Kỹ sư Ô tô)
- EN (Tiêu chuẩn Châu Âu)
- DIN (Viện tiêu chuẩn hóa Đức)
- ISO (Tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế)
#2. Lựa chọn ống thủy lực dựa trên kích thước của ống
Tốc độ dòng chảy sẽ quyết định đường kính cần thiết của ống. Thông thường đường ống hút sẽ và hồi sẽ có kích thước to và áp suất thấp, đường ống đẩy sẽ nhỏ và có áp suất cao hơn.
Điều quan trọng là phải xác định được đường kính bên trong chính xác. Nếu đường kính bên trong quá lớn sẽ gây ra lãng phí không cần thiết nhưng đường kính quá nhỏ so với tốc độ dòng chảy, vận tốc tuyến tính sẽ quá cao. Điều này sẽ dẫn tới sự ma sát và hỗn loạn dòng chảy trong hệ thông thủy lực làm tăng áp suất và nhiệt độ của hệ thống lên đáng kể.
Chiều dài của ống cũng phải lựa chọn phù hợp, nếu ống quá ngắn ống sẽ bị kéo dài và uốn cong dưới áp lực và đôi lúc khi chiều dài ống không đủ còn gây ra các rủi ro khi lắp đặt hệ thống, ống quá dài có thể bị kẹt vào các thiết bị khác hoặc cọ sát với các ống khác gây mài mòn. Chiều dài ống thủy lực còn phải tính đến bán kính uốn cong cần thiết, bán kính cong này được quy định cụ thể trong các catalogue của nhà sản xuất
#3. Nhiệt độ ảnh hưởng gì tới việc chọn ống thủy lực?
Ống thủy lực được lựa chọn phải có khả năng chịu được nhiệt độ và môi trường xung quanh. Để chọn đúng ống mềm ta cần biết được nhiệt độ tối đa và tối thiểu của chất lỏng và các nguồn xung quanh nó, lựa chọn không chính xác sẽ dẫn tới mòn hoặc hỏng sớm. Với các loại ống thủy lực thông dụng, chúng được sử dụng trong khoảng nhiệt độ từ -20 độ tới 100 độ C, tuy nhiên với một số ứng dụng đặc biệt cần chịu nhiệt độ cao hơn như trong ngành thép, nhôm, ép nhựa,… việc sử dụng các loại ống như: Ống nhựa teflon, ống bảo vệ bọc cách nhiệt, … sẽ là một phương án hiệu quả
#4. Sự phù hợp với điều kiện làm việc
Ống thủy lực có nhiều lớp để gia cố, nhưng ống bên trong và bên ngoài phải tiếp xúc với môi chất mà không bị hỏng. Không phải tất cả các ống đều được thiết kế để dẫn dầu thủy lực, có những loại ống được thiết kế tốt cho các ứng dụng công nghiệp di động và ngược lại có những loại lại thích hợp cho các hệ thống ống trong môi trường tĩnh (công nghiệp). Ngoài ra bạn cần phải xem xét đến các điều kiện bên ngoài của ống, ống có nguy cơ mài mòn không. Hầu hết các ống mềm đều có một lớp cao su tổng hợp bên ngoài, nhưng nếu bạn có các ống mềm chắc chắn sẽ cọ xát với vật liệu, với máy móc, với cần hoặc cần, bất kỳ ứng dụng nào mà nó có thể cọ xát qua lại. Ống có xu hướng bị hỏng do cọ xát bên ngoài cho đến khi chúng xuyên qua thành ngoài vào bện và bắt đầu mòn đi, và cuối cùng, đủ để ống không còn có thể chịu được áp lực nữa, lúc đó dây sẽ bị bục
#5. Lựa chọn các đầu nối phù hợp
Đây là vấn đề thường gặp và dễ nhầm lẫn nhất khi lựa chọn ống thủy lực. Hầu hết ai cũng mắc về phần này, bởi vậy có một vài điều mà Thái Sơn đã từng trải qua cần các bạn lưu tâm
Kích thước đầu nối phải tương thích với kích thước với ống đã chọn, đầu nối của ống phải phù hợp với tiêu chuẩn của đầu bắt thiết bị để tránh bị rò rỉ gây mất áp suất trên hệ thống.
Có tới 20 loại tiêu chuẩn ren cho các ứng dụng khác nhau, một số loại phổ biến như sau:
- Phụ kiện ống DIN của Đức
- Ống tiêu chuẩn Anh (BSP)
- Phụ kiện khí của Pháp
- Phụ kiện Nhật Bản
- Các loại ren Bắc Mỹ như ren ống tiêu chuẩn Mỹ Dryseal (NPTF), SAE 37⁰ JIC, SAE 45⁰ Flare, SAE O-ring (Boss Type), O-ring Face Seal (ORFS) Phụ kiện mặt bích (Code 61 và Code 62) và Mặt bích tách 4 bu lông
Bởi vậy khi lựa chọn ống thủy lực ta cần lựa những đơn vị đã có nhiều kinh nghiệm để tránh mất thời gian và nâng cao tối đa hiệu quả cho cỗ máy của mình nhé. Chúc các bạn thành công!